Bộ
đồ ăn bằng nhựa tái chế và dùng một lần như bát, đĩa, thìa... có thể đe
dọa sức khỏe nghiêm trọng - các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo sau khi
phát hiện một nửa số sản phẩm này được làm từ nguyên liệu không an toàn.
Việc
lạm dụng các chất như bột talc và canxi carbonate trong tái chế nhựa có
thể tạo ra hóa chất gây ung thư, một khi chúng tiếp xúc với dầu và thức
ăn nóng. Dùng sáp paraffin công nghiệp trong quá trình sản xuất cũng
gây nguy cơ tương tự, Phó giám đốc Ủy bản nguồn bao bì của Hiệp hội bao
bì Trung Quốc, ông Dong Jinshi khẳng định.
Theo kết quả thanh tra chất lượng bao bì và đồ nhựa dùng cho thực phẩm của Tổng cục Giám sát, thanh Tra và kiểm dịch chất lượng, nhiều chất liệu độc hại được sử dụng rộng rãi thay thế cho chất liệu an toàn polypropylene (cần chiếm tới 80% chất cấu thành sản phẩm tốt). Nguyên nhân chủ yếu là do 1 tấn polypropylene có giá 1.300 USD, trong khi một tấn nguyên liệu thay thế chỉ là 240 USD. Ở gần 100 nhà máy tại Thiên Tân, Thượng Hải và các tỉnh Hà Nam, Liêu Ninh, 60% số sản phẩm nhựa dùng một lần là độc hại.
Nếu
sử dụng đồ nhựa tái chế lâu dài, những hóa chất như axit acetic sau khi
thôi nhiễm vào thức ăn sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và chức năng
gan, Dong cho biết. Vị quan chức này cũng thừa nhận nguyên nhân dẫn tới
tình trạng trên là do công tác giám sát thị trường chậm chạp, mức hình
phạt còn nhẹ và sự hợp tác lỏng lẻo giữa các ngành liên quan.
Trung
Quốc mỗi năm tiêu thụ khoảng 6,5 tỷ đồ nhựa dùng một lần. Cuối tháng
trước, nước này đã cấm sử dụng giấy gói thực phẩm bằng nhựa có chứa chất
độc DEHA trên toàn lãnh thổ. DEHA là chất dẻo giúp làm mềm chất liệu
PVC.
|
Bát đĩa nhựa dùng một lần có gây ung thư ??
bát nhựa
bát nhựa dùng một lần
đĩa nhựa
đĩa nhựa dùng một lần
dia-nhua
khay nhựa
khay nhựa dùng một lần
thìa nhựa
thìa nhựa dùng một lần
0 nhận xét:
Post a Comment