Các loại cốc, đĩa giấy dùng một lần hiện được ưa chuộng vì sự thuận
tiện. Tuy nhiên, chúng dễ gây hại cho sức khỏe con người và gây ô nhiễm
môi trường rất cao.
Cốc giấy nóng thôi ra những hóa chất độc hại cho con người
Các loại cốc, đĩa làm bằng nhựa hoặc
giấy chống thấm đều đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng
và nhanh gọn của chúng. Song, nếu xét trên nhiều góc độ, khía cạnh như
vật liệu thô, hóa chất độc hại, mức độ ô nhiễm hay phân hủy, thì cốc
giấy tưởng chừng như vô hại lại nguy hiểm và tiêu tốn tài nguyên hơn cốc
nhựa rất nhiều.
Nguyên liệu để sản xuất cốc nhựa là
Polystyrene, một loại nhựa nhiệt dẻo, có nguồn gốc từ dầu mỏ và khí đốt
tự nhiên. Người ta phải dùng 4.748 lít nước để sản xuất ra 10.000 chiếc
cốc nhựa xốp này. Còn đối với loại cốc giấy, theo các chuyên gia, phải
mất 20 triệu cây xanh (loại tài nguyên có khả năng tái tạo) được hạ
xuống mỗi năm để đáp ứng nhu cầu sản xuất cốc giấy. Hầu hết các cốc giấy
được phủ một lớp nhựa nhiên liệu hóa thạch có tên là polyethylene.
Ngành công nghiệp sản xuất cốc giấy còn sử dụng hóa chất, bao gồm cả khí
clo, và 8.095 lít nước được sử dụng để sản xuất 10.000 cốc giấy có tay
cầm.
So với cốc nhựa, cốc giấy độc hại, tiêu tốn năng lượng và gây hại môi trường cao hơn
Hóa chất độc hại trong các loại cốc nhựa
xốp là benzene, chất này dễ bị thôi ra cùng thức ăn hoặc đồ uống ở
nhiệt độ cao (như đồ nóng hoặc đặt trong lò vi sóng). Trong khi đó, Một
số loại cốc được làm từ giấy có trộn phụ gia chống thấm nước. Loại giấy
này được sản xuất trên công nghệ sử dụng keo chứa melamin, ure hoặc
phenol, là phụ gia chống thấm mạnh. Các chất này có các mạch sợi ngang,
vòng, cong... ngăn được nước. Vì thế, bột giấy sẽ không tan trong điều
kiện bình thường nhưng tan trong nhiệt độ nước nóng khoảng 40 - 70 độ C.
Đó là chưa kể đến việc cốc giấy để lâu bị ẩm mốc cũng chính là ổ chứa
vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
Để sản xuất 10.000 chiếc cốc dạng này,
các nhà máy thường xuyên phải đốt cháy tổng tất cả 204 kg than đá. Trong
khi, người ta phải đốt cháy 245,8 kg than để sản xuất cùng số lượng
10.000 cốc giấy. Tính trung bình, các cơ sở sản xuất cốc nhựa dẻo phải
mất 3,2gr dầu mỏ để sản xuất và vận chuyển một cốc loại này. Còn loại
cốc giấy mất 4,1gr dầu mỏ.
Về mức độ ô nhiễm, việc sản xuất 10.000
cốc nhựa dẻo thải ra 308,4 kg khí gây hiệu ứng nhà kính, còn cốc giấy có
tay cầm thải ra lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lớn gấp nhiều lần so
với cốc nhựa dẻo.
Về mức độ phân hủy, theo Cơ quan Bảo vệ
Môi sinh Mỹ (EPA), cốc nhựa dẻo mất hơn một triệu năm để phân hủy trong
môi trường trên cạn và mất 50 năm để phân hủy trong môi trường biển. Còn
đối với cốc giấy, quá trình này được rút gọn xuống còn 20 năm trên môi
trường trên cạn và vài ngày trong môi trường biển, hồ.
Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mỗi
chúng ta cũng như bảo vệ tài nguyên, môi trường là hạn chế sử dụng đồ
dùng bằng nhựa hoặc giấy.
0 nhận xét:
Post a Comment